Bí Ẩn Giọt Lệ của Gia Cát Lượng sau lệnh Trảm Mã Tốc | Gạt Lệ Chém Mã Tốc
Tiếng khóc "ghi dấu kinh điển” của Gia Cát Lượng chính là lần khóc chém Mã Tốc. Gia Cát Lượng ra Kì Sơn bắc phạt, ban đầu giành thắng lợi, giành được ba quận vùng Lũng Tây, thanh thế làm chấn động Ngụy quân. Đột nhiên có tin báo, Tư Mã Ý xuất quan, hành quân cấp tốc. Gia Cát Lượng liệu định chắc rằng Tư Mã Ý sẽ lấy Nhai Đình, chặn yết hầu của quân Thục. Vì thế muốn phái một thượng tướng danh tiếng đến trấn thủ ở Nhai Đình, không ngờ Mã Tốc muốn được nhận nhiệm vụ, cam kết "nếu như thất bại, chém đầu cả nhà”.
Mã Tốc, hay còn gọi là Mã Tắc, là một trong những tướng quân của nhà Thục Hán thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông nổi bật với hai sự kiện quan trọng:
-|- Tham mưu cho Gia Cát Lượng bình định Nam Trung và thu phục Mạnh Hoạch: Mã Tốc được bổ nhiệm làm đô đốc tiên phong, một vị trí quan trọng trong quân đội của Gia Cát Lượng. Ông có cơ hội rèn luyện kinh nghiệm chiến đấu thực tế và đã đạt được thành công trong việc thu phục Mạnh Hoạch.
-|- Tham chiến lần ra Kỳ Sơn thứ nhất của Gia Cát Lượng: Trong cuộc Bắc phạt lần đầu tiên, Mã Tốc đã đề xuất một chiến thuật khác biệt, khiến quân Ngụy thất bại trước quân Thục. Gia Cát Lượng tin tưởng ông và chọn ông làm tiên phong trong trận Nhai Đình, mặc dù Lưu Bị từng khuyên không nên trọng dụng Mã Tốc.
Tuy nhiên, sau chiến dịch Bắc Phạt lần thứ nhất, Gia Cát Lượng đã chọn trảm Mã Tốc. Điều này được coi là sai lầm lớn nhất trong đời ông, và có thể để lại hậu quả lâu dài2. Mã Tốc đã thể hiện tài năng và khả năng tham mưu, nhưng cuối cùng, quyết định của Gia Cát Lượng đã định hình số phận của ông
Mã Tốc vốn là một thư sinh, bàn việc binh trên giấy còn khả dĩ, không hề có một chút kinh nghiệm thực chiến. Chỉ vì ông ta có sự giao hảo riêng với Gia Cát Lượng, lại là một nhân vật thuộc phái Kinh Tương. Chỉ vì cho ông ta một cơ hội kiến công lập nghiệp, Gia Cát Lượng đã không nghe lời mọi người mà đề bạt Mã Tốc. Kết quả, Mã Tốc sau khi tới Nhai Đình đã chống lệnh, không nghe lời can gián, lập trại ở trên núi, cuối cùng đã bị Tư Mã Ý trước chặn đường thủy, lại phóng hỏa đốt núi, tuy Thục quân mấy lần cứu viện nhưng rốt cục Nhai Đình vẫn mất.
Sau khi Nhai Đình thất thủ, Gia Cát Lượng phải sửa chữa cục diện thất bại của mình, thân là chủ tướng ông ta không thể đổ thừa trách nhiệm cho ai. Nhưng là một để bảo toàn danh dự cho bản thân, nên đã đem toàn bộ sai lầm trong cuộc chiến đó đẩy hết cho Mã Tốc, luôn miệng nói là thất bại Nhai Đình là một sự kiện trọng đại trong chiến tranh. Mẫ Tốc không cách gì đã trở thành vật hy sinh của ông ta. Gia Cát Lượng chém khi chém Mã Tốc có ba lần ông ta chảy nước mắt như loài cá.
-|- Lần khóc thứ nhất là trách mắng sai lầm của Mã Tốc. Nói Nhai Đình là gốc của quân Thục, ngươi đã lấy sinh mạng cả gia đình để lĩnh trách nhiệm nặng nề đó, nay mất đất mất thành, tất sẽ bị xử chém. Lúc đó Mã Tốc cầu xin rằng sau khi giết chết ông ta có thể ban ân tha chết cho con ông ta, Gia Cát Lượng bị lời khẩn cầu của một người sắp chết làm cho cảm động, ông ta lập tức đáp ứng thỉnh cầu, đổng thời chảy nước mắt nói: "Ta và Nhữ Nghĩa (tên tự của Mã Tốc) là huynh đệ, con của ông cũng chính là con của ta, không cần dặn dò quá nhiều”. Ý là muốn Mã Tốc yên tâm mà đi.
Mã Tốc vốn có giao hảo với Gia Cát Lượng, nay vì lợi ích của bản thân, ông ta không thể không giết Mã Tốc. Giờ đối diện với đề xuất cuối cùng của một người cha cho con mình, lương tâm của ông ta cũng không hoàn toàn mất đi.
-|- Lần thứ hai khóc là lần can gián của Tưởng Uyển. Trong cách nhìn của Tưởng Uyển: "Nay thiên hạ chưa định, mà giết người mưu trí, chẳng đáng tiếc lắm hay sao?”.
Khổng Minh cũng biết rằng Mã Tốc cũng có chỗ khả dụng. Trước đây Mã Tốc đã vì Khổng Minh hiến kế hai lần và cả hai lần đều giành được thắng lợi lớn: Lần thứ nhất là bảy lần bắt Mạnh Hoạch, ông ta kiến nghị lấy công tâm làm đầu. Một lần khác là lợi dụng kế phản gián, gây xích mích trong quan hệ giữa Tào Duệ và Tư Mã Ý, kết quả là Tư Mã Ý bị biếm về quê.
Gia Cát Lượng không phải không biết tài năng của Mã Tốc Mã Tốc không chết nhất định trở thành cánh tay đắc lực của ông ta, nhất định có thể giúp ông ta đối phó với một số người như Lý Nghiêm,… Nhưng ngày hôm nay nếu như không chết, rất có thể địa vị của ông ta trong tập đoàn Kinh Tương sẽ bị lung lay. Giết chết Mã Tốc cũng giống như chặt đứt một cánh tay của ông ta. Lúc đó nội tâm của ông ta cực kì phức tạp mâu thuẫn, làm sao ông ta không thương tâm cho được?
-|- Lần thứ ba là sau khi nhìn thấy thủ cấp của Mã Tốc, Không Minh lại không nén nổi sự đau đớn nội tâm, khóc lớn không thôi. Lúc này Tưởng Uyển vẫn ngoan cường hỏi: "Nay kẻ ấu trĩ thường mắc tội, đã xử theo quân pháp, thừa tướng hà cớ gì phải khóc?”. Đây là lần đâu tiên Khổng Minh nghĩ tới thất bại do việc mình dùng người không đúng gây ra, và lại sai lầm này là không thể thông cảm được. Gia Cát Luợng từ sau khi Lưu Bị chết, gạt bỏ sự độc chiếm quyền bính của Lý Nghiêm, ….
Gia Cát Lượng khóc Chu Du, khóc Mã Tốc là giả nhân nghĩa lấy lòng người, vừa ăn cướp vừa la làng. Là một kẻ đầy mưu mẹo trên chính trường, ông ta rất giỏi vận dụng những biểu tượng để ngụy trang cho chính mình. Tào Tháo ba lần cười cũng có ba lần khóc.
-|- Ông ta khóc lần thứ nhất là khóc toàn gia đình mình bị Đào Khiêm giết chết, ai không thương cha thương mẹ, Tào Tháo khóc, có thể nói là khóc một cách thực tâm.
-|- Lần thứ hai khóc là khóc Điển Vi. Năm đó, Tào Tháo dẫn quân thảo phạt Trương Tú, bị trúng kế của Trương Tú, thân bị bao vây. Điển Vi sau khi mơ thấy cảnh đó, tỉnh dậy đã "ra sức hướng về hành quân”, đến chết cũng không lui, máu chảy đầy đất mà chết nhờ thế mà Tào Tháo thoát hiểm. Tào Tháo sau khi chỉnh đốn quân đội, đánh lui Trương Tú, lập tức làm lễ tế Điển Vi, tự thân mình khóc tế ông ta. Hai năm sau, Tào Tháo lại dẫn quân tới Uyển Thành tấn công Trương Tú, Tào Tháo đột nhiên khóc lớn, còn nói, ta từng đau đớn mất con trưởng, cháu yêu, nhưng ta chỉ khóc đại tướng Điển Vi của ta. Đây cũng là lần Tào Tháo khóc để lấy lòng người.
-|- Lần thứ ba khóc là khóc Quách Gia sau thất bại trong trận Xích Bích, "Nếu có Phụng Hiếu ở đây, ta đã không cô độc đến thế này”. Lần khóc này là để che đậy cho sai lầm của bản thân mình cũng là trách mắng bọn mưu sĩ vô năng, đương nhiên ông ta không quên rẳng Tuân Húc từng nhắc nhở ông ta về kế trá hàng, kế liên hoàn của Đông Ngô và cả chuyện gió Đông nữa nhưng là do Tào Tháo không nghe. Lần khóc này là sự che đây ngụy trang cho sai lầm của bản thân ông ta mà cũng là bộc lộ sự gian xảo giả dối của ông ta.
Thất bại là chuyện thường tình của bình gia! Nhưng vì sao Gia Cát Lượng vẫn nhất quyết trảm Mã Tốc?
ReplyDeleteGia Cát Lượng là một chiến lược gia vĩ đại và là người có lòng trung thành tuyệt đối với Thục Hán, đặc biệt là với di nguyện của Lưu Bị. Khi giao phó trọng trách chỉ huy quân đội tại Nhai Đình cho Mã Tốc, ông đã tin tưởng rằng Mã Tốc, mặc dù còn trẻ, nhưng là người có năng lực và tiềm năng. Tuy nhiên, sự thất bại tại Nhai Đình là một cú sốc lớn đối với Gia Cát Lượng, không chỉ vì mất đi một vị trí chiến lược quan trọng mà còn vì Mã Tốc đã không tuân theo mệnh lệnh của ông.
Lý do Gia Cát Lượng quyết định xử tử Mã Tốc có thể phân tích từ nhiều góc độ:
-|- Sự nghiêm khắc trong quân kỷ: Trong thời kỳ chiến loạn, quân kỷ là yếu tố sống còn của một đội quân. Việc Mã Tốc không tuân theo mệnh lệnh và tự ý hành động đã dẫn đến thất bại nghiêm trọng. Để duy trì kỷ luật và uy tín của mình, Gia Cát Lượng buộc phải trảm Mã Tốc như một tấm gương răn đe cho những người khác.
-|- Trách nhiệm đối với quốc gia: Thất bại tại Nhai Đình không chỉ là thất bại của cá nhân Mã Tốc mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ chiến lược của Thục Hán trong cuộc chiến chống lại Tào Ngụy. Gia Cát Lượng phải chịu trách nhiệm trước quốc gia, và việc xử tử Mã Tốc cũng là cách ông chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
-|- Giữ vững lòng tin của các tướng lĩnh: Dù Gia Cát Lượng rất tiếc nuối khi phải trảm Mã Tốc, ông cũng phải làm điều này để giữ vững lòng tin của các tướng lĩnh khác. Nếu ông tha cho Mã Tốc, có thể sẽ gây ra sự bất mãn hoặc mất lòng tin từ những người khác, ảnh hưởng đến khả năng chỉ huy và quản lý quân đội của ông.
-|- Tuân thủ di nguyện của Lưu Bị: Trước khi qua đời, Lưu Bị đã dặn dò Gia Cát Lượng không nên trọng dụng Mã Tốc, vì ông cho rằng Mã Tốc là người chỉ có tài lý thuyết mà không có thực tiễn. Gia Cát Lượng đã không nghe theo lời khuyên này và thất bại của Mã Tốc tại Nhai Đình có thể được coi là một hậu quả. Việc xử tử Mã Tốc cũng có thể là cách Gia Cát Lượng chuộc lại lỗi lầm của mình trước di nguyện của Lưu Bị.
Tóm lại, quyết định xử tử Mã Tốc của Gia Cát Lượng không chỉ là một hành động duy trì kỷ luật quân đội mà còn là sự gánh vác trách nhiệm lớn lao đối với quốc gia và lòng trung thành với di nguyện của Lưu Bị.